BẢN VẼ CƠ KHÍ CĂN BẢN

BẢN VẼ 2D HINH CHIẾU

Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ

Hiểu được quy tắc bố trí các hình chiếu mới có thể hình dung được hình dạng của vật thể theo các hình chiếu của nó. Khi đọc bản vẽ cần phân tích hình dạng của chi tiết, nghĩa là so sánh từng bộ phận của vật thể tạo nên chi tiết với hình dạng các khối hình học.

Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

Để biểu diễn vật thể một cách rõ ràng trên bản vẽ, người ta dùng các loại đường nét khác nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định các loại đường nét, cách vẽ và các ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kỹ thuật của tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí.

Trong các loại đường đường nét, có đường sẽ thể hiện đường bao thấy được và có đường thể hiện đường bao khuất của bề mặt thực, có đường thể hiện đường kích thước và thể hiệt măt phẳng đối xứng của vật thể đó là những nét quy ước không có trên vật thể.

  • Nét cơ bản (Nét liền đậm): Để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ
  • Nét đứt: Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào về rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh

Để vẽ các chi tiết, trước hết cần vạch các đường trục và đường tâm, xem đó là những đường cơ sở của bản vẽ. Căn cứ vào các đường đó mà vẽ các hình đối xứng và đặt các kích thước, từ đó vẽ các đường bao của vật thể.

  • Nét liền mảnh: Ngoài các đường nét đã nêu ở phía trên, nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng

Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước và được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường kích thước và đường gióng ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.

  • Nét cắt: Để vẽ các vết của mặt phẳng cát, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm

Bề rộng của đường nét phải thống nhất trên toàn bộ cách hình biểu diễn của bản vẽ, được vẽ theo cùng một tỷ lệ. Bề rộng của các đường nét phụ thuộc vào bề rộng s của nét cơ bản.

Tên gọiỨng dụngHình dạngBề rộng
Nét cơ bảnĐường bao thấyTiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật0,5 ≤ s ≤ 1,4
Nét đứtĐường bao khuấtTiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuậtTừ s/2 đến s/3
Nét chấm gạch mảnhĐường trục và đường tâmTiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật
Nét liền mảnhĐường kích thước và đường gióngTiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật
Nét cắtVết của mặt phẳng cắtTiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuậtTừ s đến 1,5s

Các loại đường nét và bề rộng

Tỷ lệ bản vẽ kỹ thuật

Tất cả các vật thể biểu diễn trên bản vẽ đều được vẽ theo một tỷ lệ nhất định. Tốt nhất tỷ lệ bản vẽ nên là (1:1). Ở đây kích thước của hình biểu diễn không khác kích thước thực tế. Nếu không được kích thước hình biểu diển khác với kích thước thực tế thì dùng tỷ lệ thu nhỏ hay phóng to.

Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; …

Tỷ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; …

Trên bản vẽ nên sử dụng các tỷ lệ theo đúng tiêu chuẩn. Chẳng hạn tỷ lệ 1:5 có nghĩa là kích thước vẽ trên bản vẽ nhỏ hơn 5 lần kích thước tương ứng của vật thể đó. Ngược lại tỷ lệ 2:1 có nghĩa là kích thước của hình biểu diễn lớn gấp 2 lần kích thước tương ứng của vật thể. Khi một hình biểu diễn nào của bản vẽ được vẽ theo một tỷ lệ khác với tỷ lệ chung của bản vẽ, thì trên hình biểu diễn đó được ghi chữ TL kèm theo số tỷ lệ, ví dụ: TL 2:1

Cần chú ý với bất kỳ tỷ lệ nào, kích thước ghi trên bản vẽ phải là kích thước thực, nghĩa là con số kích thước ghi trên bản vẽ chỉ kích thước của vật thể, không nhỏ hơn cũng không lớn hơn.

Khung vẽ kỹ thuật

Mỗi bản vẽ có khung vẽ, mỗi khung vẽ được vẽ bằng nét cơ bản và cách mép tờ giấy một khoảng cách bằng 5mm, cạnh trai của khung được vẽ cách mép trái tờ giấy khoảng 15 đến 20 mm để thuận tiện cho việc đóng bản vẽ thành tập.

Khung vẽ theo tiêu chuẩn

Để tiện cho việc bảo quản, các bản vẽ phải được thực hiện trên những tời giấy có kích thước đúng tiêu chuẩn. Sau đây là ký hiệu và kích thước của các khổ giấy chính:

Ký hiệu khổ giấyKích thước (mm)
A01189 x 840
A1594 x 840
A2594 x 420
A3297 x 420
A4297 x 210

Ký hiệu và kích thước các khổ giấy theo tiêu chuẩn

Khung tên trên bản vẽ kỹ thuật

Khung tên đặt tên bản vẽ bao hàm những nội dung của sản phẩm được biểu diễn và những người có liên quan đến vẽ

Khung tên được đặt dọc theo cạnh của khung vẽ ở góc bên phải phía dưới bản vẽ. Đối với khổ giấy A4, khung tên luôn luôn đặt theo cạnh ngắn, còn đối với các khổ giấy khác thường đặt theo cạnh dài của bản vẽ.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Khung tên bản vẽ dùng trong học tập

Kiến thức cơ bản của bản vẽ ghi kích thước

Độ lớn của chi tiết biểu diễn chỉ có thể xác định bằng con số kích thước. Ghi chúng phía trên đường kích thước và nên ghi vào khoảng giữa. Đường kích thước được giới hạn bằng mũi lên. Đỉnh của mũi tên vẽ chạm vào đường gióng

Đường kích thước phải vẽ song song với đoạn được ghi kích thước ở trên hình biểu diễn. Khoảng cách giữa các đường kích thước song song với đường bao từ 6 đến 10 mm

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Ví dụ về ghi kích thước

Đường kích thước không được vẽ cắt với đường gióng và không cho phép dùng các đường bao, đường trục, đường tâm và đường gióng làm đường kích thước. Để tránh đường kích thước cắt đường gióng, cần đặt kích thước bé ở gần và các kích thước lớn ở xa hình biểu diễn.

Độ lớn của mũi lên phụ thuộc vào bề sộng (s) của nét cơ bản (Đường bao thấy); chiều dài mũi tên lấy từ 6 đến 10 lần giá trị bề rộng nét cơ bản. Chiều rộng bằng khoảng 2 lần (s) nét cơ bản, tất cả các mũi tên cùng một bản vẽ phải vẽ theo cùng một kích thước như nhau.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Hình dạng mũi tên

Con số kích thước biểu thị độ dài phải ghi theo vị trí của đường ghi kích thước. Nếu đường kích thước thẳng đứng, đầu con số kích thước hướng sang trái. Đối với các đường kích thước nghiêng (so với đường nằm ngang của bản vẽ), con số kích thước được ghi sao cho, nếu ta quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 900  đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên. Kích thước độ dài lấy đơn vị đó là mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Vị trí con số kích thước theo thẳng đứng và độ nghiêng của đường kích thước

Nhiều chi tiết có vát mép. Nếu mép vát có góc nghiên 450 thì kích thước của nó được ghi theo quy ước: con số đầu chỉ chiều cao mép vát, con số thứ hai chỉ độ lớn của góc vát, ví dụ 5 x 450. Nếu mép vát có góc khác 450 thì kích thước của mép mát được ghi theo quy tắc chung như hình b

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Cách ghi kích thước vát mép

Nếu chi tiết có một số lỗ giống nhau, thì kích thước của lỗ chỉ ghi trên một lỗ, còn số lượng lỗ ghi phía trước con số kích thước, chẳng hạn, 3 lỗ Ø 16. Nếu chỉ có một hình chiếu thì bề dày và chiều dài của chi tiết được ghi trước con số chỉ bề dày ghi chữ s và trước con số chỉ chiều dài ghi chữ l.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Cách ghi kích thước và bề dày của chi tiết

Các kích thước 40-0.2 và 100+0.1 là những kích thước ghi kèm với sai lệch giới hạn của chúng. Các số +0,1; -0,2 chỉ mức độ chính xác cho phép của kích thước (danh nghĩa) khi gia công chi tiết. Ví dụ kích thước 40-0.2 có ý nghĩa như sau: 40 là kích thước chính (danh nghĩa) với sai số cho phép khi chế tạo chi tiết là 0,2 mm nhỏ hơn kích thước chính. Như vậy, kích thước giới hạn lớn nhất bằng 40 (= 40mm); kích thước giới hạn bé nhất bằng 40 – 0.2 = 39.8 mm. Kích thước thực tế của chi tiết sao khi gia công không được bé hơn 39,8 hay lớn hơn 40mm

Ký hiêu độ nhám bề mặt trên bản vẽ kỹ thuật

Các bề mặt của chi tiết thường không nhẵn. Trong quá trình đúc, cán, dập, gia công cơ khí thường lưu lại các vết lồi lõm có kích thước khác nhau trên bề mặt của chi tiết. Những chỗ lồi lõm đó có thể nhìn thấy được bằng kính phóng đại (kính lúp) hay bằng những khí cụ chuyên dụng

Nhám là tập hợp những mấp mô trên bề mặt được xét. Độ nhám ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Các bề mặt càng nhẵn thì chi tiết càng ít ma sát nên càng ít mòn, hiệu xuất hoạt động càng lớn, bền và chống ăn mòn tốt hơn, hình dạng bề ngoài đẹp hơn. Độ nhám bề mặt ảnh hưởng đến độ kín khi lắp ghép chi tiết. Để chọn độ nhám bề mặt, không những chỉ căn cứ vào công dụng của chi tiết mà còn phải tính đến giá thành chế tạo chúng. Giá thành càng cao, nếu độ chính xác gia công càng cao và độ độ nhám bề mặt càng giảm.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Sự liên quan giữa độ chính xác gia công và độ nhám với chi phí chế tạo chi tiết

Độ lớn mấp mô có thể đo đường bằng những khí cụ chuyên dụng. Biểu đồ Profin là hình biểu diễn profin bề mặt. Đường Ox là đường trung bình của profin, chiều dài phần profin bề mặt được chọn để đo độ nhám bề mặt gọi là chiều dài chuẩn, được ký hiệu bằng chữ l.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Biểu đồ profin bề mặt

Để đánh giá độ nhám bề mặt, người ta dùng các chỉ tiêu khác nhau. Có hai chỉ tiêu cơ bản là Ra và Rz, chúng thể hiện bằng trị số nhám

Chỉ số Ra là sai lệch trung bình số học của Profin bề mặt

Chỉ số Rz là chiều cao mấp mô trung bình của mười điểm

Trị số chỉ tiêu Ra và Rz đo bằng micromet. Theo ý nghĩa vật lý, thì chỉ tiêu Ra nêu là đặc tính chiều cao của tất cả các mấp mô của profin, còn chỉ tiêu Rz nêu lên đặc tính chiều cao của những mấp mô lớn nhất Profin

 Chất lượng bề mặtCấp độ nhẵnRa (μm)Rz (μmChiều dài chuẩn L (mm)
Thô 12348040201032016080408
Bán tinh56752.51.2520106.32.5
Tinh8910110.630.320.160.083.21.60.80.40.25
Siêu tinh1213140.040.020.010.20.080.050.08

Cấp nhám bề mặt

Độ nhám bề mặt có trị số từ Rz40 đến Rz320 đạt được bằng tiên tho, khoan, cưu, giũa,… Độ nhám bề mặt có trị số tự Rz10 đến Rz40 và Ra1,25 đến Ra2,5 đạt được bằng tiện tinh, giũa sạch,… Độ nhám bề mặt có trị số tự Ra 1,25 đến Ra 0,16 đặt được bằng mài, đánh bóng. Độ nhám bề mặt có trị số rất nhỏ đạt được bằng mài doa và bằng các phương pháp khác

   Độ nhám bề mặt đạt được bằng các dụng cụ gia công khác nhau

Độ nhám bề mặt được phân cấp theo trị số chỉ tiêu Ra và Rz ứng với độ dài chuẩn như bảng trên.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Cấu trúc của ký hiệu nhám bề mặt

Nếu trong ký hiệu chỉ có một trị số của tiêu Ra hay Rz thì dùng dấu không có giá ngang để ghi ký hiệu nhám bề mặt.

Sử dụng dấu như hình a) ghi độ nhám bề mặt, nếu người thiết kế không chỉ rõ phương pháp gia công

Sử dụng dấu như hình b), nếu bề mặt của sản phẩm được gia công bằng phương pháp cắt gọt lấy đi lớp vật liệu

Sử dụng dấu như hình c), nếu bề mặt gia công không bị lấy đi lớp vật liệu hay giữ nguyên như cũ nghĩa là không gia công thêm

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Hình dạng và kích thước các dấu ký hiệu nhám bề mặt

Chiều cao h của dấu lấy gần bằng chiều cao con số kích thước. Chiều cao H lấy xấp xỉ (1,5 -> 3)h. Bề rộng của nét bằng một nửa bề rộng của nét cơ bản.

Trị số của chỉ tiêu Ra và Rz viết trên dấu. Đối với chỉ tiêu Ra chỉ ghi trị số mà không ghi ký hiệu Ra, ví dụ 1,25. Đối với chỉ tiêu Rz ghi trị số ký hiệu Rz, ví dụ Rz 80. Phương pháp gia công bề mặt chỉ được ghi trong trường hợp nó là phương pháp duy nhất sử dụng để đạt được độ nhám cần thiết đó. Đỉnh của dấu ký hiệu độ nhám được vẽ chạm vào mặt gia công. Những dấu được đặt trên đường bao hay đường gióng

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Các ghi ký hiệu nhám trong trường hợp phương pháp gia công là độc nhất

Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng độ nhám thì phải ghi ký hiệu ở góc trên bên phải bản vẽ và cách đường khung vẽ một khoảng 5 – 10 mm hoặc nếu phần lớn các bề mặt có cùng độ nhám thì ký hiệu nhám các bề mặt đó được ghi ở góc trên bên phải bản vẽ và tiếp theo là dấu  đặt trong ngoặc đơn. Điều đó có nghĩa là tất cả những bề mặt không ghi ký hiệu nhám ở trên hình biểu diễn thì có độ nhám như đã ghi ở trước ngoặc.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Ký hiệu nhám bề mặt khi bề mặt có cùng độ nhám

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Ký hiệu nhám bề mặt khi phần lớn bề mặt có cùng độ nhám

Ký hiệu nhám bề mặt trên hình biểu diễn của chi tiết được đặt trên đường bao, đường gióng kích thước hay trên đường dẫn. Ký hiệu nhám bề mặt các phần tủ lặp lại của chi tiết (lỗ, rãnh,..) chỉ được ghi một lần trên bản vẽ

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Ký hiệu nhám bề mặt khi phần lớn bề mặt giữ nguyên

Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật

Những vấn đề đã trình bày ở trên cho phép đọc được những bản vẽ không phức tạp

Đọc bản vẽ là để hiểu rõ hình dạng khối của chi tiết theo hình biểu diễn trên bản vẽ, xác định kích thước của chi tiết, nhám bề mặt và những số liệu khác có trên bản vẽ.

Đọc bản vẽ theo trình tự như sau:

  1. Đọc khung tên của bản vẽ, từ đó biết được tên gọi chi tiết, tên gọi và mác vật liệu. Do đó biết được cách gia công, tỷ lệ hình biểu diễn, ký hiệu bản vẽ và những nội dung khác
  2. Xác định xem bản vẽ có hình chiếu nào, cái nào là hình chiếu chính.
  3. Phân tích hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng và thử xác định hình dạng chi tiết một cách tỉ mỉ. Khi làm việc này cần phải phân tích các hình biểu diễn, bởi vì dựa theo bản vẽ, ta hình dung được được chi tiết gồm những khối hình học nào tạo thành và kết hợp những số liệu đã thu được thành một tổng thể
  4. Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và những phần tủ của nó. Cần chú ý các ký hiệu Ø, R trước con số kích thước
  5. Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết. Nếu trên hình biểu diễn không ghi dấu nhám bề mặt thì chúng được ghi ở góc trên bên phải bản vẽ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *